Việc áp dụng tỉ lệ màn hình 18:9 và thiết kế “không viền” giúp kiểu dáng tổng thể của F5 trở nên thon gọn hơn hẳn những máy 6 inch thiết kế cũ. Khi đặt cạnh máy F3 (5.5 inch màn hình) thì F5 chỉ nhỉnh hơn 1 xíu.
Tuy nhiên, viền bên màn hình máy vẫn hơi nhô lên cao so với phần thân nhựa, nên cho dù áp dụng mặt kính cong 2.5D nhưng cảm giác vuốt ở rìa màn hình vẫn còn hơi cấn tay. Bù lại thì nhà sản xuất đã nỗ lực bo tròn các góc và vùng tiếp giáp giữa khung sườn và mặt lưng để gia tăng độ thoải mái và ôm tay khi cầm máy. Hai dải ăng-ten được lần lượt bo cong theo sát cạnh trên, dưới máy để lại phần mặt lưng hoàn toàn liền mạch.
![]() |
Cảm biến vân tay ở mặt sau được thiết kế khá lạ theo hình bầu dục trải dọc giữa sống lưng máy giúp gia tăng diện tích tiếp xúc với đầu ngón tay nhằm đảm bảo tính nhanh nhạy và chính xác trong thao tác nhận dạng.
Bộ phím điều hướng tách biệt trên các máy Oppo nay đã chuyển thành những phím ảo, có thể được ẩn đi, trên chiếc F5 góp phần thu gọn tối đa không gian viền dưới màn hình.
Các chi tiết ở sườn máy từ khay SIM, khe loa, cổng giao tiếp, nút bấm … được hoàn thiện khá tốt. Hơi tiếc một chút khi Oppo F5 vẫn trung thành với cổng microUSB hiện vẫn còn phổ biến thay vì chuyển qua USB Type C như một vài mẫu điện thoại tầm trung gần đây.
Hiệu năng
Oppo F5 lên kệ với màn hình 6 inch độ phân giải FullHD+ 1080 x 2160 pixel với tỉ lệ 18:9 đạt mật độ điểm ảnh 402ppi sắc nét. Việc duy trì màn hình Full HD+ là một điểm cộng khi nhiều đối thủ cùng tầm vẫn còn loay hoay với HD+. Màn hình F5 thể hiện màu sắc trung tính, vừa phải, mang đến khả năng giải trí tối ưu hơn như khi duyệt web, đọc sách với diện tích giúp tối đa lượng nội dung hiển thị.
![]() |
Máy vẫn cung cấp thiết lập để kéo dãn các nội dung dàn ra toàn màn hình, nhưng với một vài ứng dụng thì các chi tiết độ họa sẽ bị biến dạng. Và hiện tại thì Youtube vẫn chưa hỗ trợ chế độ hiển thị video toàn màn hình trọn vẹn trên Oppo F5, nên có thể bạn sẽ nhận thấy hai dải đen nếu video đó có tỷ lệ 4:3 hay 16:9.
Về hiệu năng, Oppo F5 sử dụng chip Helio P23 với tám nhân xử lý đạt tốc độ tối đa 2,3GHz với RAM 4GB cùng bộ nhớ trong 32GB kết hợp khe thẻ nhớ.
Kiểm thử hiệu năng máy đạt khoảng 65.000 điểm AnTuTu Benchmark, trong đó điểm đồ họa gần 13.000. Sử dụng thực tế cho thấy F5 có thể đáp ứng trơn tru các tác vụ hằng ngày cũng như đa nhiệm thông thường.
Với các game khó nhằn như Asphalt 8: Airbone thì máy vẫn có thể xử lý mượt mà ở thiết lập đồ họa trung bình. Thân máy chỉ hơi ấm lên sau một khoảng thời gian xem phim, chơi game.
Tính năng
Oppo F5 đồng hành với giao diện ColorOS 3.2 được tùy biến trên nền Android 7.1.1 Nougat. ColorOS sẽ mang tất cả icon ứng dụng ra màn hình chủ và có lượng ứng dụng cài sẵn khá hạn chế để đảm bảo hiệu năng của thiết bị.
" alt=""/>Đánh giá Oppo F5: Công nghệ tương lai trên smartphone tầm trungViệc xây dựng Kiến trúc CPĐT ngành tài chính nhằm nâng cao hiệu lực, hiệu quả hoạt động của ngành tài chính
Theo Bộ Tài chính, ngày 25/12/2018 tại Hà Nội, Cục Tin học và Thống kê Tài chính tổ chức tập huấn xây dựng Kiến trúc Chính phủ điện tử (CPĐT) ngành tài chính.
Tham dự tập huấn có Tiến sĩ Nguyễn Việt Hùng, Phó Cục trưởng Cục Tin học và Thống kê Tài chính; lãnh đạo và chuyên gia tư vấn của đơn vị tư vấn là Công ty cổ phần Công nghệ DTT cùng lãnh đạo và đại diện các cán bộ công tác CNTT các đơn vị thuộc Bộ Tài chính.
Chương trình đào tạo Kiến trúc CPĐT ngành Tài chính được tổ chức với mục đích mang đến cho các đơn vị và cán bộ quản lý một góc nhìn toàn diện về phương pháp tiếp cận, quá trình xây dựng và các thành phần của Kiến trúc CPĐT ngành Tài chính.
Phát biểu tại hội thảo, Tiến sĩ Nguyễn Việt Hùng cho biết việc xây dựng Kiến trúc CPĐT ngành tài chính nhằm nâng cao hiệu lực, hiệu quả hoạt động của ngành tài chính và chất lượng phục vụ người dân, doanh nghiệp; hướng tới xây dựng ngành tài chính số dựa trên dữ liệu lớn và dữ liệu mở với mục tiêu lấy người dân, doanh nghiệp làm trung tâm; tạo nền tảng cho ngành tài chính tiếp cận, nắm vai trò chủ động, kiến tạo và đi đầu đóng góp cho nền kinh tế số hiện đại tại Việt Nam.
Khung kiến trúc CPĐT ngành tài chính được xây dựng phù hợp với Chỉ thị số 16/CT-TTg ngày 4/5/2017 của Thủ tướng Chính phủ về tăng cường năng lực tiếp cận cuộc cách mạng công nghiệp lần thứ 4, các nhiệm vụ giải pháp trọng tâm phát triển Chính phủ điện tử giai đoạn 2018-2020, định hướng đến 2025; nghị quyết số 02-NQ/BCSĐ ngày 09/3/2018 của Ban Cán sự Đảng Bộ tài chính về triển khai ứng dụng công nghệ cách mạng công nghiệp lần thứ tư trong lĩnh vực tài chính – ngân sách; tuân thủ văn bản hướng dẫn của Văn phòng Chính phủ, Bộ TT&TT về xây dựng Chính phủ điện tử.
Đồng thời, phù hợp với khung kiến trúc CPĐT mới của Việt Nam theo hướng hiện đại, tích hợp, chia sẻ dữ liệu, dịch vụ, ứng dụng cao độ; phù hợp với đặc thù ngành tài chính và tiếp cận nhanh với công nghệ tiên tiến của cuộc cách mạng công nghiệp lần thứ 4 đang diễn ra mạnh mẽ tại Việt Nam và trên thế giới.
" alt=""/>Bộ Tài chính: Xây dựng kiến trúc Chính phủ điện tử để nâng chất lượng phục vụ doanh nghiệp